VLC1
VLC2
TAP DOAN VLC

Ngày 1/1 /2014 là ngày đánh dấu 10 năm công ty chuyển sang hình thức cổ phần hóa (CPH) và đã đạt được những thành tích đáng tự hào cùng những bài học kinh nghiệm quý báu. Tạo dấu ấn và sự khác biệt đó chính là ông Nguyễn Văn Viện- Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc công ty.

Dấu ấn

Tháng 8/1967, chàng sinh viên Nguyễn Văn Viện vào tuổi đôi mươi được nhận về làm giáo viên của trường Công nhân cơ điện Hải Phòng. Bằng ý trí vươn lên không ngừng cùng một tư duy tổng họp và cách tổ chức công việc khoa học, hiệu quả, để rồi chỉ trong thời gian ngắn, con đường công chức của anh cán bộ trẻ Nguyễn Văn Viện đã được ghi nhận. Ông được đề bạt phó phòng, rồi trưởng phòng giáo vụ của trường, đồng thời cũng hoàn tất tấm bằng kỹ sư cơ khí của Đại học Bách khoa Hà Nội. Từ những năm 80 của thời kỳ có nhiều bước chuyển khá năng động, theo nhìn nhận sau này, hay gọi là ..." vượt rào”. Mảng công nghiệp của Hải Phòng bao trùm toàn bộ đầu vào, đầu ra của sản xuất, rồi phân bổ, cân đối kế hoạch chung... đi liền đó cũng là việc tổ chức lại sản xuất, công tác kiện toàn sắp xếp cán bộ diễn ra khá quyết liệt. Xét năng lực chuyên môn, phẩm chất chính trị, giữa năm 1982, ông được điều động về làm Phó phòng Tổ chức Sở Công nghiệp Hải Phòng. Nói về dấu ấn thứ hai này, ông vẫn cho rằng, đây là bước ngoặt quan trọng của cuộc đòi bởi 2 lẽ: Thứ nhất, thời ấy cán bộ trẻ như ông mà làm lãnh đạo tổ chức ở một sở đầu bảng như sở Công nghiệp Hải Phòng là quá hiếm. Thứ hai, điều này quan trọng hon, công việc đó cho ông tiếp cận được một bức tranh kinh tế, cả lĩnh vực công nghiệp và thương mại một cách tổng thể cùng mối quan hệ và phương thức xử lỷ mang tính thực tiễn, cụ thể như các yếu tố cấu thành về lao động, thị trường, tổ chức sản xuất; về mặt mạnh, mặt yếu của kinh tế địa phương mình... Vấn đề là có được cơ hội để bản thân ông mang được cả tâm lực và trí lực ra để chứng minh, cống hiến. Và cơ hội đó cũng đã đến, giúp đưa ông từ hình ảnh một công chức bàn giấy đến hình ảnh một doanh nhân thành đạt và danh tiếng cùng tiếng vang theo năm tháng về thương hiệu Sơn Hải Phòng, Tập đoàn VLC, Vico, Sivico, Vilaco... không ngừng vươn xa. Và để có được dấu ấn thứ ba, xin trở lại 10 năm trước, ngày 1/1/2004, Công ty Sơn Hải Phòng chính thức trở thành Công ty CP Sơn Hải Phòng do ông làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc đã tạo nên động lực mới trong toàn tập đoàn, hoạt động chủ động, năng động và có được hiệu quả đầy ấn tượng. 

Dấn thân

Cơ hội đến rất ít trong đời, ai đó đã từng nói thế và nếu không biết chớp lấy thì cũng để buông xuôi hoặc ôm hận cả đời. Trường hợp ông Viện may lại không phải tuýp ngưòi thứ hai, huống chi nhiều người nhận xét ông còn có “ biệt tài” đón đầu cơ hội. Sự cởi mở hay cho là “vượt rào” của lãnh đạo Hải Phòng những năm đầu đổi mới của gần 30 năm về trước mở đầu bằng bước đột phá tổ chức thi tuyển giám đốc- ghi nhận bằng NQ17 năm 1987 của Thành ủy Hải Phòng. Ngày ấy Công ty Sơn Hải Phòng đang bên vực phá sản, sản xuất không tiêu thụ được, sản phẩm truyền thống dân dụng sản xuất thủ công ứ đọng bởi chất lượng thấp, chủng loại đơn điệu và công ty không có mạng lưới phân phối hiệu quả... Hàng trăm công nhân đói lương, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sinh hoạt của họ. Ông Viện đã mạnh dạn lập đề án vực lại công ty. Để có được dự án mang tính khả thi cao, ông cũng phải mất hàng năm tròi đi hầu hết các cơ sở, nhà máy sơn tên tuổi khắp đất nước để tìm hiểu. Ngoài các phương án về kinh tế, lao động, tổ chức lại sản xuất... thì việc ông thắng áp đảo các ứng viên khác là định ra được chiến lược cho những dòng sản phẩm sơn gắn liền với phát triển kinh tế biển; với ngành công nghiệp đóng tàu và dịch vụ tàu biển, công trình và hạ tầng gắn với môi trường biển... Quả là sự dấn thân khôn ngoan và không kém phần quyết liệt cùng vói tầm nhìn chiến lược của một doanh nhân. Chấp nhận phương án “ thay máu” đó, tháng 12/2003, ông được lãnh đạo thành phố, Sở Công nghiệp Hải Phòng chính thức bổ nhiệm làm Giám đốc Công ty Sơn Hải Phòng, nay là Công ty CP Son Hải Phòng. Vực dậy sơn Hải Phòng phải bằng sản phẩm đạt chuẩn chất lượng cao; chủng loại phong phú, hướng trọng tâm về công nghiệp tàu biển, cùng với đó là các giải pháp thị trường. Đó là những việc cần làm ngay mà Giám đốc Viện lên kế hoạch. Được lãnh đạo thành phố ủng hộ dự án, bản thân ông cũng thuyết phục được ủy ban Kế hoạch nhà nước lúc bấy giờ, sau là Bộ Kế hoạch và Đầu tư để có được khoản ODA đầu tiên từ Thụy Điển, tương đương vói hơn 200 ngàn USD thời bấy giờ. Cũng từ nguồn vốn đầu tiên đó đã khởi nguồn cho quá trình đầu tư thiết bị công nghệ từ Đức, Pháp, Nhật Bản, Italia... Một bước chuyển quan trọng cho tăng trưởng cả về chất lượng, chủng loại là việc ngay từ năm 1994, công ty đã thành công trong việc chuyển đổi toàn bộ sản phẩm sơn gốc dầu sang sản xuất sơn gốc nhựa ALKyd bằng thiết bị công nghệ nhập từ CHLB Đức. Nhờ đó, sản phẩm của công ty nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường, phục vụ cho ngành đóng tàu, giao thông và công nghiệp. Nếu như sản lượng ngày đầu Giám đốc Viện tiếp quản chỉ đạt mức 300 tấn/năm, thì đến thòi điểm 2003 (thòi điểm chưa CPH), sản lượng đã tăng tói 20 lần, đến nay sản lượng đạt tói 15.000 tấn/ ĩỊăm. Sau CPH, mức tăng trưởng bình quân ở công ty luôn ở mức 15-20%/năm; tỷ suất lợi nhuận trên vốn bình quân 3 năm trước CPH chỉ đạt 10,19%, nhưng chỉ 3 năm sau CPH đã đạt 44,7%, đi liền đó là nộp ngân sách tăng gấp đôi, thu nhập của người lao động tăng gấp 23 lần so vói trước khi CPH,bình quân ở mức trên 8 triệu đồng/người/tháng. Điều tạo nên sức hút lớn "hậu CPH” ở Sơn Hải Phòng là cổ tức rất cao, ít nơi sánh kịp. 10 năm qua, cổ tức của công ty được giữ đều ở mức bình quân 25%/năm. 

Về sản xuất, sản phẩm của công ty được đa dạng hóa, lại thân thiện vói môi trường theo chuẩn quốc tế, chẳng hạn như: sản phẩm sơn tàu biển, sơn công nghiệp, sơn đáp ứng công trình trên biển, bồn bể, đường ống dẫn xăng dầu, bình gas, tấm lọp... Không dừng lại ở đó, vói đội ngũ cán bộ nghiên cứu mà công ty đầu tư đào tạo cả trong và ngoài nước đang chủ động nghiên cứu ứng dụng để sớm cho ra đòi những dòng sản phẩm nhu cầu trong nước đang cần, mà nếu nhập thì rất đắt, như: chủng loại sơn chống hà, sơn sàn, sơn coli, sơn dung môi nước, sơn hàm rắn cao... Cũng cần nói thêm là công ty hàng năm đầu tư hàng trăm triệu đồng cho công tác đào tạo cả chuyên môn, ngoại ngữ với nguồn lao động tại chỗ. Hiện công ty đang sở hữu đội ngũ gần 50 cán bộ nghiên cứu chuyên ngành, bình quân tuổi 35 căng tràn sức trẻ và nội lực cống hiến. Điều đặc biệt rất đáng trân trọng, Giám đốc Nguyễn Văn Viện lại là người giữ kỷ lục trong số sáng kiến cải tiến kỹ thuật của công ty suốt 20 năm qua, làm lợi cho công ty nhiều tỷ đồng. Bản thân ông sở hữu 20 đề tài sáng kiến, sáng tạo; được nhận giải A- Giải thưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm; giải thưởng khoa học công nghệ Hải Phòng; 10 năm liên tục được Tổng liên đoàn Lao động tặng bằng lao động sáng tạo. Và nữa, việc áp dụng thành công các hệ thống quản lý chất lượng ISO đạt chuẩn quốc tế ở công ty như là sự minh chứng thuyết phục con đường dấn thân cho khoa học của ông.

Tầm, Tâm và sự chân thành

Định hướng đúng chiến lược sản xuất- kinh doanh, tập trung đầu tư nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ chuyên ngành, đẩy mạnh liên doanh, liên kết, mở rộng thị trường không chỉ bằng sản phẩm chất ỉượng cao, đa dạng, thỏa mãn khách hàng mà Công ty CP Sơn Hải Phòng còn tạo dựng được một mạng lưới phân phối hiệu quả bằng cơ chế hết sức linh hoạt, tạo chất keo gắn kết các đơn vị phân phối vói công ty, vói vị giám đốc có tầm nhìn xa như ông. Hiện ông Viện đang đảm trách Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Sơn Hải Phòng, Chủ tịch HĐQT Công ty CP tập đoàn VLC và Chủ tịch HĐQT của 5 đơn vị thành viên khác vói mô hình trong tương lai là tập đoàn kinh tế theo mô hình gia đình. Được biết, Công ty CP Vilaco, đơn vị là 1 trong 5 thành viên của VLC hiện đang dưới sự quản lý của Giám đốc trẻ Nguyễn Thanh Hương, thạc sỹ luật, cử nhân kinh tế, con gái út của Tổng giám đốc Nguyễn Văn Viện. Vilaco 3 năm gần đây đều đạt mức tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, doanh thu năm 2013 ước đạt 150 tỷ đồng, nộp ngân sách gần 4 tỷ đồng. Vilaco chuyên sản xuất các sản phẩm hóa mỹ phẩm phục vụ tiêu dùng trong nước, công ty còn sản xuất theo đơn hàng của nhiều hãng tên tuổi nước ngoài, trong đó có nhiều hãng của Nhật Bản.

Dẫn chúng tôi đi tham quan các phòng nghiên cứu ứng dụng của Trung tâm Nghiên cứu khoa học kỹ thuật của công ty, chị Thu, giám đốc trung tâm say sưa giói thiệu về những thiết bị chuyên dùng mói nhập từ Đức, Pháp, Italia... cùng những giải pháp kỹ thuật mói trong đánh giá chất lượng sơn, độ bám, sức bền... có một con số đáng mừng, hàng năm, vốn đầu tư đổi mới công nghệ thường đạt trên 10% tổng vốn đầu tư của công ty. Như cảm nhận được hết sự quan tâm, đầu tư của lãnh đạo công ty, chị Thu bộc bạch: Để có được cơ ngơi bề thế, luôn được cập nhật thông tin, thiết bị hiện đại để Sơn Hải Phòng mang tầm châu lục như bây giờ- công khởi đầu phải nói tới bác Viện. Ở toàn công ty chúng tôi gọi vị thuyền trưởng của mình là Bác. Bác rất thương anh, chị em làm khoa học, luôn quan tâm tới mọi người lao động . Có thể chỉ dẫn ra đây một vài con số thay cho Sự bình luận. Được biết, 10 năm qua, 100% CBCNV công ty được tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTT 24/24. Các ngày lễ, Tết, sinh nhật của CBCNV, ngày Tết trung thu, Quốc tế thiếu nhi, nghỉ mát, tặng quà gia đình chính sách, con CBCNV có thành tích học tập tốt đều được bác Viện chỉ đạo thực hiện đầy đủ. Bên cạnh đó, công tác xã hội, từ thiện cũng luôn được bác Viện chăm lo chu đáo qua việc trợ dưỡng 5 bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các cụ già cô đơn, tặng quà thương binh liệt sỹ, ủng hộ Quỹ người tàn tật, trẻ mồ côi, nạn nhân chất độc da cam... vói số tiền hàng năm lên tới hàng tỷ đồng.

Có được thương hiệu Sơn Hải Phòng (hình ảnh chú cá voi), Tập đoàn kinh tế VLC, Vico, Sivico, Vilaco... cũng nhờ một phần lớn ở lộ trình, bước đi chủ động hội nhập của người thuyền trưởng công ty. Điều tưởng như đơn giản khi tôi hỏi về thành công hội nhập trong suốt chặng đường vừa qua, Tổng giám đốc Viện cho hay, bí quyết lại nằm ở sự chân thành, làm sao để họ hiểu đúng mình, chẳng hạn như hiểu về năng lực, định hướng chiến lược phát triển bền vững, tính ổn định cũng như mức độ “phủ sóng” rộng lớn của hệ thống phân phối; và nếu cần là cả sự minh bạch trong hệ thống quản trị, tài chính, về chất lượng các dòng sản phẩm đảm bảo môi trường thân thiện theo chuẩn quốc tế... Tổng giám đốc Nguyễn Văn Viện "chốt hạ" cho sự thành công của Sơn Hải Phòng đến thời điểm này với công thức đơn giản thế này:"...Cái Tầm của tư duy chiến lược + Cái Tâm để tập họp, đào tạo người tài, để phát huy tối đa nội lực và năng lực sáng tạo của người lao động + sự chân thành với đối tác và các nhà đầu tư để cả hai cùng thắng".

10 năm sau CPH, Sơn Hải Phòng được hay mất? Miệng hỏi ông. "Chỉ có được!", ông khẳng định ngay. Tuy nhiên, ông cũng bày tỏ tâm tư gan ruột của một ông chủ doanh nghiệp đã từng đi qua cả 2 phần sóng gió - trước và sau công cuộc đổi mới của đất nước với bao thăng trầm cho một lối đi chưa định hình. Đấy chỉ có thể là sự dấn thân của những người như ông mới góp phần tạo nên diện mạo con đường đi của doanh nghiệp hôm nay. 


Sơn HPVicoSivicoVilacoson2Bao bì VLCApachem